Để giúp cơ thể được khỏe mạnh phục vụ cho các hoạt động hàng ngày việc tham gia các hoạt động thể dục thể thao là điều cần thiết. Chạy bộ hiện nay là một trong những hoạt động thể thao được nhiều người luyện tập nhất. Tuy nhiên, không phải luyện tập nhiều sẽ có sức khỏe, luyện tập nhiều phải có khoa học học để tránh những chấn thương khi chạy bộ.
Bài viết hôm nay Daikon sẽ tổng hợp những chấn thương và đưa ra những lưu ý để tránh nó nhé.
Việc xảy ra chấn thương trong chạy bộ ngày càng tăng gây ra những đau đớn và giảm đi khả năng luyện tập. Vậy đâu là những chấn thương mà bạn thường gặp?
Đầu gối thường bị đau khi xương bánh chè của mình không hoạt động được trơn tru, vì thế kích thích sụn ở mặt dưới của xương bánh chè. Những cơn đau âm ĩ khi bạn di chuyển lên xuống cầu thang, ngồi và đứng dậy nhanh khiến gối bị co liên tục trong thời gian dài.
Gót chân bị chấn thương thường là bị viêm gân gót xảy ra với nhiều nguyên nhân khác nhau và tập trung chủ yếu là chạy nhanh và đột ngột, lựa chọn giày không phù hợp hoặc có thể là do cơ địa của mỗi người cấu trúc bàn chân khác nhau.
Căng cơ xảy ra khi cơ bắp chân của bạn đã bị căng quá mức, những trường hợp nặng có thể bị rách. Với những người mới chạy bộ thường sẽ không chú ý đến việc khởi động và gắng sức chạy là những nguyên nhân căn bản dẫn đến căng cơ. Viêc căng cơ này xảy ra thường xuyên ở những nhóm cơ như chân, háng, gân kheo,...
Với những đôi giày chạy bộ không phù hợp với bàn chân sẽ làm cho bàn chân bị rộp ở 2 bên chân và các ngón chân. Chân bạn bị cọ xát quá nhiều vào thành giày sẽ hình thành các bóng nước gây cảm giác khó chịu và đau rát khi chạy bộ.
Là phần mô liên dọc phía dưới lòng bàn chân bị sưng. Nguyên nhân dẫn đến viêm cân gan chân đó là do vận động quá mức, đặc biệt là mang sai loại giày. Cảm giác gặp phải chấn thương đó chính là căng cứng và đau nhói ở vòm bàn chân.
Trên đây là những chấn thương phổ biến của những người chơi thể thao đặc biệt là chạy bộ thường xuyên gặp phải. Tiếp theo hãy cùng Daikon chỉ ra những điều cần lưu ý để tránh những chấn thương khi chạy bộ không xảy ra nhé.
Đầu tiên, lựa chọn cho bạn một đôi giày chạy bộ phù hợp: Việc sở hữu cho mình một đôi giày chạy bộ vừa chân mang lại cảm giác thoải mái khi tham gia các hoạt động thể thao. Bên cạnh đó, đôi giày của bạn phải có được những tính năng hỗ trợ chạy bộ đảm bảo được sự an toàn cho đôi chân và tránh những chấn thương xảy ra.
- Khởi động thật kỹ: Làm nóng cơ thể trước khi tham gia những hoạt động thể thao như chạy bộ sẽ là điều cần thiết. Chúng ta chỉ cần 3 -5 phút để thực hiện khởi động sẽ giúp buổi chạy được tốt hơn và tránh những chấn thương khi chạy bộ.
- Nghỉ ngơi hợp lý: Luyện tập thường xuyên là điều tốt nhưng cần phải có một chế độ rõ ràng. Việc nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp các phần cơ của bạn được thư giãn, phục hồi tránh những cảm giác mỏi cơ.
- Bổ sung những kiến thức chạy bộ: Chẳng hạn như kỹ thuật chạy theo nhịp thở, tăng số vòng chạy không qua 10%,...
Qua những thông tin tổng hợp về những chấn thương khi chạy bộ và các lưu ý giúp bạn hạn chế việc chấn thương. Hy vọng với những chia sẻ này, bạn đọc có thể biết được đâu là những dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang không ổn. Chấn thương sẽ không chừa bất cứ ai, hãy chú ý theo dõi thường xuyên cơ thể của mình bạn nhé.